Diễn đàn của Pro
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn đàn của Pro

Hãy ủng hộ diễn đàn của lớp 49TTH chúng ta
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Cách xem thông tin linh kiện phần cứng PC

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
phap_pro
MOD
MOD



Nam Tổng số bài gửi : 75
Age : 34
Đến từ : nha giau thi ta theo

Cách xem thông tin linh kiện phần cứng PC Empty
Bài gửiTiêu đề: Cách xem thông tin linh kiện phần cứng PC   Cách xem thông tin linh kiện phần cứng PC I_icon_minitimeMon Nov 10, 2008 10:34 am

Những thông tin này không những cho biết tính năng, chất lượng, giá trị... của các linh kiện để bạn chọn mua cho phù hợp yêu cầu mà qua đó, nó còn sẽ giúp bạn củng cố thêm kiến thức về phần cứng máy tính của mình.

Khi xem bảng báo giá linh kiện phần cứng của các cửa hàng bán linh kiện máy tính, ngoài các cột giá tiền và thời gian bảo hành, bạn sẽ thấy khá nhiều các thông số về linh kiện đang xen ở trên 2 cột gần nhau. Các thông số này thường thể hiện bằng tiếng Anh và các thuật ngữ trong máy tính. Do vậy, nếu kiến thức về phần cứng máy tính của bạn chưa nhiều thì sẽ khó nhận biết được. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ diễn giải một số thông tin cơ bản thường có ở các thiết bị phần cứng máy tính thường dùng.

CPU

Hiện nay, đa số các cửa hàng đều ghi CPU, một số ít dịch ra tiếng Việt là bộ vi xử lý hoặc ghi tắt là BXL. Đầu tiên, xét về nhãn hiệu, trên thị trường Việt Nam chỉ có 2 nhãn hiệu: Intel và AMD, trong đó Intel chiếm đa số. Mỗi nhãn hiệu lại được chia thành nhiều nhóm (hoặc gọi là dòng) sản phẩm. Ở thời điểm hiện tại, Intel có 6 nhóm, gồm: Celeron (loại 1 nhân và 2 nhân), Pentium D (trước đây còn có Pentium II, III, IV), Core2 Duo, Core2 Quad, Xeon, server. Còn AMD chỉ có 3 nhóm: Sempron, Athlon và Quad Core Phenom. Mặc dù được chia làm nhiều nhóm với các tên gọi khác nhau nhưng tất cả đều có các thông số đặc trưng.

Đầu tiên là tốc độ xử lý của CPU tính bằng GHz (trước đây, ở thời điểm CPU Pentium III còn thịnh hành, tốc độ này nằm ở mức thấp hơn, tính bằng MHz, 1 GHz = 1.000 MHz). Nếu là loại CPU 2 nhân (Core2 Duo hoặc Dual Core), 4 nhân (Core2 Quad, Quad Core Phenom) thì tốc độ xử lý sẽ nhanh gấp 2, 4 lần về thời gian xử lý công việc, còn tốc độ thực của CPU vẫn gọi theo tốc độ của 1 nhân. Chẳng hạn, nếu máy tính dùng CPU Intel Core2 Duo E4600 thì tốc độ của nó vẫn là 2.4 GHz chứ không phải là 4.8 GHz, nhưng bên trong nó có đến 2 nhân, mỗi nhân có thể hiểu nôm na như là 1 CPU độc lập có tốc độ 2.4 GHz, khi xử lý công việc thì cả 2 nhân đều hoạt động nên có thể giảm phân nửa thời gian. Đơn giản, bạn có thể hình dung, mỗi nhân sẽ là 1 người công nhân, nên với cùng một khối lượng công việc mà có đến 2 người công nhân đều tay cùng làm thì thời gian hoàn thành ắt sẽ nhanh hơn. Thông số này ghi kèm với tên CPU, sau model CPU.

Kế tiếp là tốc độ bus tính bằng MHz. Hiện nay, nhóm Celeron có 2 tốc độ bus là 533 MHz và 800 MHz, các nhóm còn lại đã đề cập ở trên có tốc độ bus cao hơn; chẳng hạn, Pentium D có bus 800 MHz, Core2 Duo có bus 800, 1066, 1333 MHz. Tốc độ bus của CPU càng lớn thì thời gian xử lý công việc của nó sẽ nhanh hơn. Tuy nhiên, tốc độ bus của CPU phải nhỏ hơn hoặc bằng tốc độ bus của mainboard. Thông số này được ghi rõ trên báo giá.

Tiếp đến là socket của CPU. Thông số này thể hiện sự tương thích tất yếu giữa CPU và mainboard. Nghĩa là, nếu CPU và mainboard không cùng socket thì không kết hợp được. Thông số này sẽ được nhà sản xuất CPU thay đổi qua từng giai đoạn và công nghệ, ở thời điểm hiện nay, các nhóm CPU của Intel dùng socket 775, còn CPU của AMD là AM2. Trước đó, CPU Intel có nhiều loại socket khác, như 478, 423, 370... Thông số này thường ghi sau thông số bus, CPU Intel ghi là LGA kèm với số socket; còn AMD ghi rõ chữ socket và loại socket.

Ngoài ra, còn có thông số bộ nhớ đệm cache. Trên bảng báo giá, thông số này không được ghĩ rõ tên, chỉ có dung lượng của nó là 512 KB, 1 MB, 2 MB, 4 MB, 6 MB, 8 MB. Thông số này thường nằm ở vị trí đầu tiên trong cột chứa các chỉ số của CPU.

Mainboard

Đầu tiên là thông số socket. Do hiện nay chỉ có loại mainboard hỗ trợ socket 775 nên một số bảng báo giá ghi socket ngay sau nhãn hiệu mainboard hoặc ghi ngay sau model mainboard (ví dụ: Intel D945 GCPE (775) hoặc mainboard Asus socket 775, hoặc AMD mainboard socket AM2...).

Ở cột diễn giải thông tin, thông số đầu tiên là loại chipset dùng trong mainboard (ví dụ: chip Intel 945GC, chip Intel G31, chip Geforce, chip VIA...), đây là chipset cầu bắc (nằm gần CPU), khi đó chipset cầu nam là loại thường nên không được ghi rõ. Còn nếu thông tin này có thêm dấu gạch chéo (/) ở giữa, mainboard này dùng chipset cầu bắc và cầu nam có tiếng tăm. Chẳng hạn, nếu thấy “chip Intel G33/ICH9”, điều đó cho biết mainboard này dùng loại chíp G33 để làm chipset cầu bắc và dùng chíp ICH9 làm chipset cầu nam. Tương tự, bạn có thể thấy chip Intel 945GC/ICH7, chip Geforce 7050/nForce 610i. Chipset cầu bắc dùng để điều khiển CPU, RAM..., chipset cầu nam điều khiển các khe cắm đĩa cứng, CD/DVD, USB, PCI... Do vậy, nếu mainboard dùng loại chip không có tiếng (hoặc loại chip đời cũ) cho chipset cầu nam thì nhiều khả năng là mainboard này không nhận được đĩa cứng có dung lượng lớn, cỡ vài trăm GB.

Thông số ghi kế tiếp là tốc độ bus của mainboard. Thông số này có thể ghi ở dạng: FSB 800, FSB 1066, FSB 1333..., tức là tốc độ bus mà các mainboard này hỗ trợ là 800 MHz, 1066 MHz, 1333 MHz... Như đã đề cập, khi chọn CPU bạn cần chú ý đến tốc độ bus của CPU và thông số này. Nếu thông số này ghi ở dạng FSB 1066/1333 (OC) thì ngoài tốc độ bus thực 1066 MHz, nó có thể hỗ trợ được tốc độ bus 1333 MHz khi thực hiện ép xung (over clock) CPU bằng cách cắm lại jumper hoặc điều chỉnh trong trình BIOS setup. Đây là tốc độ bus đỉnh điểm mà mainboard có hỗ trợ, do vậy nó hoàn toàn hỗ trợ các tốc độ bus thấp hơn như 800 MHz, 667 MHz, 533 MHz theo tính tương thích ngược. Một số bảng báo giá có ghi rõ các tốc độ này.

Thông số ghi ngay sau tốc độ bus là loại RAM mà mainboard hỗ trợ. Chẳng hạn: “Dual channel DDRAM2 (667)”, nghĩa là mainboard này dùng RAM DDR2 có tốc độ bus tối đa là 667 MHz, có 2 khe cắm RAM để chạy chế độ kênh đôi. Nếu mainboard có số khe cắm RAM nhiều hơn, bạn sẽ thấy “Dual channel 4*DDR2 1066/800/667/533 max 8 GB”, thông tin này cho biết mainboard có 4 khe cắm RAM DDR2 hỗ trợ chế độ kênh đôi, dùng được các loại RAM DDR2 có tốc độ bus 1066 MHz, 800 MHz, 677 MHz, 533 MHz với tổng dung lượng bộ nhớ tối đa là 8 GB, mỗi khe cắm chỉ nhận được tối đa là thanh RAM DDR2 có dung lượng 2 GB.

Các thông số ghi tiếp theo thể hiện các khe cắm card màn hình, PCI, số cổng USB, card mạng, số cổng cắm đĩa cứng... Ví dụ: Nếu bạn thấy “1*PCI Ex16, 3*PCI Ex1, 2*PCI, 8 channel S/Pdif out, gigabit LAN, 1*ATA 133, 4*SATA 3.0 Gb/s, 12*USB 2.0” thì chắc chắn mainboard này có 1 khe cắm card màn hình rời loại PCI Express 16x, 3 khe cắm PCI Express 1x (thường dùng cắm card âm thanh), 2 khe cắm PCI thường (màu trắng), card âm thanh onboard hỗ trợ chuẩn 8.1, card mạng LAN onboard tốc độ 1 Gb/s, 1 ngõ cắm ATA dùng cho đĩa cứng hoặc ổ đĩa DVD giao tiếp ATA, 4 cổng cắm SATA tốc độ 3 Gb/s (thông số này có thể ghi ở dạng khác là 4*SATA 2) dùng cho đĩa cứng hoặc ổ đĩa DVD giao tiếp SATA, và 12 ngõ cắm USB 2.0 (thực ra trên mainboard thường chỉ có sẵn khoảng 4, 6, 8 ngõ cắm USB, số cổng USB còn lại phải cắm dây trên mainboard). Ngoài ra, nếu trong dãy thông số trên, nếu bạn thấy có dòng chữ “VGA onboard” hoặc “VGA GMA 950” là mainboard tích hợp card màn hình onboard, “2*PCI Ex16” hoặc “2*VGA PCI Ex16” là có 2 khe cắm card màn hình PCI Express 16x. Sau dãy thông số này là các thông số phụ cho biết khả năng hỗ trợ mở rộng của mainboard (như cổng cắm IEEE 1394, card mạng không dây...) và các công nghệ mới tích hợp trong mainboard.

Đối với thông số hỗ trợ CPU, có nơi ghi tất cả các tên nhóm CPU mà mainboard hỗ trợ trong phần model mainboard, hoặc ghi ở cuối phần diễn giải thông tin mainboard.
Về Đầu Trang Go down






Cách xem thông tin linh kiện phần cứng PC Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cách xem thông tin linh kiện phần cứng PC   Cách xem thông tin linh kiện phần cứng PC I_icon_minitimeTue Nov 11, 2008 7:56 pm

Các bạn cũng có thể dùng CPU-z để xem cấu hình phần cứng máy một cách toàn diện, các bạn có thể download tại đây:
Trích dẫn :
http://www.cpuid.com/download/cpuz_148.zip
demo hình này nè các bạn
Cách xem thông tin linh kiện phần cứng PC Ramwf1

Trích dẫn :

CPU-Z là một chương trình rất phổ biến trong giới tin học hiện nay. Chương trình này dùng để kiểm tra các link kiện có trong máy tính của bạn một cách 9 xác nhất, và bạn có thể nhận ra được CPU của mình có bị overclock hay ko

Trong thẻ CPU: thẻ này nói về con CPU của bạn.

- Name: nhãn hiệu của CPU mà máy bạn đang sử dụng vd: AMD Athlon 64 X2 4000+,Intel Celeron,Intel Pentium 4 519...
- Code name: tên mã của loại CPU mà bạn đang sử dụng vd: Prescott,Conroe - L,Toledo....
- Package: loại chân cắm CPU vd: socket 775 LGA, socket 939,....
- Technology: kích thước của nhân CPU vd 90nm, 65nm, 45nm
- Voltage: điện áp nuôi CPU
- Specification: Tên của CPU mà máy của bạn đang sử dụng vd: Genuine Intel® CPU @2.40GHz(ES)
- Family,Ext. Family, Model,Ext.Model,Stepping,Revision: đại khái là con CPU này nằm trong dòng nào,
- Instructions: Các tập lệnh mà CPU này hỗ trợ vd:CPU Intel thường có cách tập lệnh sau MMX,SSE,SSE2,SSE3,EM64T
riêng dòng CPU AMD cũng có các tập lệnh trên nhưng lại được hỗ trợ thêm tập lệnh 3D!now dành cho việc đồ hoạ
- Core Speed: đây là tốc độ của con CPU bạn đang sử dụng
- Multiplier: bạn thường thấy ở đây ghi x10 hoặc là xXX(XX có thể thay bằng 1 con số khác)
nếu bạn thấy trường hợp này x10 (6-12) có nghĩa là CPU của bạn có thể overclock được vì CPU đang chạy với cấp độ 10, có thể chạy
ở cấp độ cao hơn là 12 (tuỳ thuộc vào con số cao nhất trong dấu ngoặc đơn).

LƯU Ý: KHI OVERCLOCK CPU ĐÒI HỎI CÁC BẠN PHẢI CÓ 1 SỐ KIẾN THỨC VỀ CÁCH THỨC OVERCLOCK CPU NẾU KHÔNG SẼ DỄ DẪN ĐẾN TRƯỜNG HỢP CHÁY CPU.

- Bus Speed (): tốc độ xung nhịp chuẩn
- Rated FSB (HT Link): tốc độ bus của CPU
- L1 Data, L1 Code: băng thông L1 của CPU xem chi tiết ở thẻ Cache
- Level 2 : băng thông của L2 của CPU xem chi tiết ở thẻ Cache
-> bạn lấy Bus Speed x Multiplier sẽ ra giá trị bằng đúng với Core Speed hoặc có thể cao hơn,
bạn lấy Bus Speed x 4 sẽ ra Rated FSB (HT Link)
Với FSB 533 thì tốc độ xung nhịp chuẩn là 133
Với FSB 800 thì tốc độ xung nhịp chuẩn là 200
Với FSB 1066 thì tốc độ xung nhịp chuẩn là 266

Trong thẻ Cache: L2 cache càng lớn thì CPU hoạt động nhanh hơn.

Trong thẻ Mainboard: thẻ này nói về mainboard của máy bạn.

- Manufacturer: tên nhà sản xuất ra loại mainboard
- Model: tên loại mainboard
- Chipset: tên loại chipset trên main
- Southbridge: tên chip cầu nam

Trong thẻ Memory: thẻ này nói về ram mà bạn đang sử dụng trong máy.

- Type: loại ram mà máy bạn đang sử dụng
- Size: dung lượng ram của máy bạn
- Channels #: Số lượng ram cắm trên máy Single hoặc Dual
- Frequency: tốc độ chuẩn của ram
nếu máy bạn sử dụng loại ram DDR thì tốc độ bạn lấy số này x2 sẽ ra tốc độ bus của Ram
nếu máy bạn sử dụng loại ram SDRam thì ko cần x, lúc này con số trên khung Frequency là tốc độ bus của Ram

Trong thẻ SPD: thẻ này nói chi tiết hơn về ram của bạn.

Mục Memory Selection: số slot cắm ram trên mainboard, bạn chỉ cần chọn khe nào để kiểm tra cây ram đang cắm trên đó
Module Size: dung lượng của cây ram
MaxBandwith: băng thông (bus) của ram
Manufacturer: tên nhà sản xuất
Part Number: gần như là mã của ram đựơc nhà sản xuất quy ước
Manufacturing Date: ngày xuất xưởng của thanh ram

Mấy mục khác thì ko dịch được vì thiếu kiến thức.

Trong thẻ About: thẻ này dụng để nói về nhà sản xuất vesion, loại hệ điều hành mà bạn đang sử dụng.

--------------------------------------

Nãy h thì các bạn đã tìm hiểu sơ wa về các thông số của 3 chi tiết quan trọng của máy tính là CPU, Mainboard, Ram.

Chắc hẳn các bạn sẽ đặt câu hỏi những thông số trên có ý nghĩa j với các bạn.?!?

Sau đây là cách đi chợ máy tính dựa vào những kiến thức ở trên:

Trong 1 cuốn báo giá thì bạn sẽ thấy những thông số sau:

--------------------------------------

Mainboard: vd GIGABYTE 945GCM-S2L Main dành cho CPU Intel

Chip INTEL 945GC/ICH7, S/p 775, Bus 1066/1333(OC), PCI EX16, PCI E1,2PCI, ATA, 4SataII, Dual 2xDDR2 -667,
Vga+Sound+Lan 1G on board, 8USB
loại main này của nhà sản xuất GIGABYTE sử dụng chipset 945GC, chip cầu nam la ICH7 (nếu main nào chỉ có 1
thông số chỗ chipset thì mình tự hiểu lúc này chipset và chip cầu nam là 1),

Bus của main là 1066, nghĩa là main hỗ trợ loại CPU có tốc độ Bus max là 1066, còn chỉ số 1333(OC) nghĩa là main
cho phép các bạn overclock main lên bus 1333,

S/P 775: số lỗ cắm của chỗ gắn CPU
PCI EX16 main có 1 khe cắm card màn hình PCI tốc độ x16
4 SATAII 4 cổng cắm ổ cứng loại SATAII
2 Dual 2DDR2-667 có 2 khe cắm ram có thể chạy ở tốc độ dual channel để tận dụng max bus của hệ thống, loại ram là DDR2

Vga+Sound+Lan 1G main có card màn hình onboard, card âm thanh onboard, và cổng mạng 1G onboard và 8 khe cắm USB

--------------------------------------

Mainboard: vd ASUS M2N - MX SE Main dành cho CPU AMD

Chip GeForce 6100GPU/430 MCP,AM2, Althon 64x2, Bus 2000, 2PCI, PCI EX16, 2DDR2 800(DC),
ATA133, 2SATA II(3Gb) raid (0,1), VGA + Sound(6ch) + Lan onboard ,8 USB 2.0

Main của nhà sản xuất ASUS sử dụng chíp GeForce6100, chip cầu nam 430 MCP
AM2: sử dụng loại CPU có chân cắm AM2
Bus 2000 Bus main là 2000
PCI EX16 1 cổng cắm card màn hình
2 SATAII: 2 cổng cắm ổ cứng loại SATAII
2 DDR2(DC): 2 khe cắm ram loại DDR2 bus 800 có thể chạy chế độ Dual channel
Vga+Sound+Lan: tương tự loại main trên nhưng lúc này cổng mạng chỉ chạy với tốc độ 100MBs
8 USB 2.0: 8 cổng cắm USB

CPU:
Intel: Intel Duo Core-E2160(1.8GHz) Socket 775 1M Duo Core Bus 800
Loại CPU này là CPU Duo core 2 nhân tốc độ 1.8
Socket 775 có 775 chân cắm
1M là kích cỡ L2 Cache của CPU
Bus băng thông của CPU
AMD AMD ATHLON 64 x2 4000+ (2.1) Socket AM2 2x640KB Bus2000
Loại CPU Duo core 2 nhân tốc độ 2.1
Socket AM2 loại chân cắm ÀM
2x640KB L2 Cache ở mỗi nhân là 640 (128 L1 Cache + 512 L2 Cache)
Bus 2000 băng thông CPU là 2000

RAM
1GB DDRAM 2 Bus 800 Mhz PC 6400 KingMax
dung lượng ram là 1GB, sử dụng loại ram DDR2 do KingMax sản xuất băng thông là 800
PC6400 là 1 loại quy ước dùng để chỉ DDR2 Bus 800
Đôi khi bạn cũng thấy có dòng chữ TWIN XMS2 đó dùng để chỉ loại ram bán theo cặp dùng để chạy chế độ Dual channel trong main
Sau khi mua về bạn có thể dùng chương trình CPU-Z để test cấy hình máy để xem nơi bán có bán sai cho mình chi tiết nào ko

Bây h các bạn có thể tự tin để đi mua 1 CPU cho riêng mình rồi đấy. GOOD LUCK

Bạn có thể download phiên bản mới nhất tại trang web http://cpuid.com
Về Đầu Trang Go down
 
Cách xem thông tin linh kiện phần cứng PC
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Cách xem thông tin linh kiện phần cứng PC
» 5 cách “khử” ổ cứng triệt để
» Phản hồi cà đóng góp ý kiến
» Bẻ khóa phần cứng
» Cách tiềm kiếm hiệu quả nhất google ....cùng nhau học tập nha

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn đàn của Pro :: Chuyên mục IT :: THỦ THUẬT IT-
Chuyển đến